[Tự Học Sửa TV LCD] Bài 6: Một Số Hư Hỏng Của Màn Hình LCD

Học Nghề Online
0

 Bài trước Bài 5: IC điều khiển drive của tivi LCD

[Tự Học Sửa TV LCD] Bài 6: Một Số Hư Hỏng Của Màn Hình LCD

12 - Một số hư hỏng của màn hình LCD 

1). Màn hình bị chết điểm: 

Màn hình bị chết điểm, điểm mầu không tắt được

Hình 12.1a - Màn hình bị chết điểm, điểm mầu không tắt được 

Khi các phần tử TFT bị hỏng (bị chập D-S hoặc mất điện áp VLCD cung cấp), khi đó điểm mầu sẽ mất khả năng che khuất ánh sáng và tạo nên một điểm mầu liên tục sáng, để phát hiện ra điểm mầu chết “liên tục sáng” ta thiết lập cho màn hình về cảnh đen 100% thì ta sẽ nhìn thấy các điểm mầu chết có mầu xanh hoặc đỏ. 

Màn hình bị chết điểm - điểm mầu không sáng được

Hình 12.1b - Màn hình bị chết điểm - điểm mầu không sáng được

Khi các phần tử TFT bị hỏng (đứt D-S) khi đó điểm mầu sẽ không sáng được, để phát hiện ra điểm mầu không sáng được thì ta thiết lập cho màn hình sáng trắng rồi quan sát sẽ thấy điểm ảnh có điểm mầu chết sẽ  có mầu xanh hay mầu tím. 

☞ Nếu bạn muốn học nghề sửa tivi trực tiếp miễn 100% học phí bạn hãy truy cập Công ty sửa tivi tại Hải Dương để đăng ký

2). Màn hình xuất hiện các đường mầu xanh hay đỏ dọc màn hình: 

Khi màn hình bị đứt mạch từ sau IC - H.DRive đến các đường cột thì trên màn hình sẽ xuất hiện các đường cột mầu xanh hay đỏ dọc màn hình, khi bị đứt mạch thì các mạch dọc màn hình sẽ mất điện áp điều khiển, vì các cực S của toàn bộ phần tử TFT được nối với nhau thông qua đường cột, nên khi đứt mạch các phần tử trên có điện áp D-S giống nhau vì vậy chúng hiển thị chung một mầu. 

Màn hình bị đứt mạch dọc tạo nên một vạch mầu xanh hoặc đỏ dọc màn hình

Hình 12.2a - Màn hình bị đứt mạch dọc tạo nên một vạch mầu xanh hoặc đỏ dọc màn hình

Đứt mạch sau IC- H.Drive đến các đường cột là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có vạch mầu dọc màn hình

Hình 12.2b - Đứt mạch sau IC- H.Drive đến các đường cột là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có vạch mầu dọc màn hình

3). Màn hình xuất hiện các đường kẻ đen hoặc trắng ngang màn hình. 

Màn hình bị chết đường ngang, có vạch sáng trắng hoặc đen ngang màn hình

Hình 12.3a - Màn hình bị chết đường ngang, có vạch sáng trắng hoặc đen ngang màn hình 

Đứt mạch in từ sau IC- V.Drive đến các đường mạch ngang

Hình 12.3b - Đứt mạch in từ sau IC- V.Drive đến các đường mạch ngang 

Đứt mạch in từ sau IC- V.Drive đến các đường mạch ngang là nguyên nhân dẫn đến các đường kẻ đen trắng ngang màn hình. 

Khi đứt mạch ngang màn hình, các điểm mầu ngang màn hình bị mất điện áp điều khiển cực cổng (G) nên các điểm mầu cùng một hàng rơi vào trạng thái giống nhau tức là cùng hiển thị hoặc cùng tắt, do các điểm mầu xếp theo hàng ngang  là xen kẽ R,G,B nên chúng hiển thị mầu tổng hợp từ 3 mầu trên. 

4). Màn hình có vết đen trên màn hình. 

Màn hình có vết đen trên màn hình

Hình 12.4 - Màn hình có vết đen trên màn hình 

Màn hình có vết đen thường do nguyên nhân của tác động vật lý như màn hình bị đánh rơi hay đặt màn hình nên mặt bàn có con ốc vít ở dưới…, khi có lực mạnh tác động thì cấu trúc của các điểm mầu sẽ bị vỡ  và ánh sáng không thể xuyên qua. 

5). Màn hình mất một phần hình ảnh theo chiều dọc 

Hiện tượng này thường do lỗi đứt mạch trước IC- H.Drive hoặc hỏng IC-H.Drive, khi đó có thể dẫn đến mất hoàn toàn hoặc bị nhiễu 1/8 hình ảnh theo chiều dọc 

Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều dọc

Hình 12.5a - Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều dọc

Hỏng IC- H.Drive là nguyên nhân làm mất 1/8 hình ảnh dọc màn hình
Hình 12.5b - Hỏng IC- H.Drive là nguyên nhân làm mất 1/8 hình ảnh dọc màn hình

Hỏng IC- LVDS cũng dẫn đến hiện tượng trên nhưng thường mất một phần hình ảnh theo tỷ lệ bất kỳ theo chiều dọc hay chiều ngang màn hình. 

6). Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều ngang. 

Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều ngang màn hình

Hình 12.6a - Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều ngang màn hình


Hỏng IC- V.Drive là nguyên nhân làm mất 1/3 hình ảnh theo chiều ngang

Hình 12.6b - Hỏng IC- V.Drive là nguyên nhân làm mất 1/3 hình ảnh theo chiều ngang 

Khi đứt mạch trước IC- V.Drive hoặc hỏng IC- V.Drive sẽ là nguyên nhân làm mất một phần hình ảnh theo chiều ngang màn hình. 

Trường hợp hỏng IC- LVDS mà dẫn đến mất một phần hình ảnh thì màn hình có thể mất một phần hình ảnh theo tỷ lệ bất kỳ. 

7). Màn hình mất một phần hình ảnh 

Màn hình bị mất một phần hình ảnh do bị vỡ

Hình 12.7 - Màn hình bị mất một phần hình ảnh do bị vỡ

Khi màn hình bị vỡ, các đường mạch ngang và dọc sẽ bị đứt, vì vậy các điểm ảnh phía sau sẽ mất điều khiển và màn hình sẽ mất một phần hình ảnh.

13 - Một số hư hỏng của mạch điều khiển màn hình - LVDS 

1). Các đường dữ liệu hình ảnh số R, G, B và các tín hiệu điều khiển từ mạch SCALER sang mạch LVDS. 

Các dữ liệu video số và các tín hiệu điều khiển màn hình

Hình 13 - Các dữ liệu video số và các tín hiệu điều khiển màn hình

Các tín hiệu điều khiển màn hình bao gồm: 

-   Tín hiệu En (Enable) là lệnh cho phép mạch LVDS hoạt động để điều khiển màn hình. 

-   Tín hiệu Pixel Clock hay còn gọi là xung Dot Clock, đây là tín hiệu điều khiển đóng tín hiệu vào các đường cột để từ đó điều khiển các cực nguồn (cực S) của phần tử TFT, tín hiệu này có tần số khoảng 60MHz, tương đương với tốc độ quét qua các điểm ảnh là khoảng 60 triệu điểm ảnh / giây. 

-   Tín hiệu Hs có tần số bằng xung H.Syn, trong màn hình CRT thì xung dòng (Horyontal) lại điều khiển cho cuộn lái tia quét hình theo chiều ngang, nhưng trên màn hình LCD thì xung dòng Hs lại điều khiển cho mạch LVDS đóng điện áp vào các đường mạch ngang màn hình lần lượt từ trên xuống dưới (hay còn gọi là quét dọc), tần số Hs bằng số dòng quét được trong mỗi gây. 

-   Tín hiệu Vs có tần số bằng xung V.Syn, trong màn hình CRT thì xung quát mành (Vertical) điều khiển cho cuộn lái tia quét màn hình từ trên xuống dưới (quét dọc), nhưng trên màn hình LCD thì xung Vs là xung đánh dấu kết thúc một màn hình, tấn số Vs sẽ bằng số hình ảnh màn hình quét được trong mỗi giây. 

Hiện nay có 2 nguyên lý quét dọc là quét lần lượt và quét xen kẽ 

- Nếu quét lần lýợt thì mỗi xung Vs sẽ tương đương với 1 hình ảnh hoàn chỉnh. 

- Nếu quét xen kẽ thì mỗi xung Vs sẽ tương đương với ½ hình ảnh hoàn chỉnh. 

Các dữ liệu hình ảnh số bao gồm: 

- 8 bít dữ liệu mầu đỏ (R) mang thông tin về mức sáng của các điểm mầu R trên màn hình - các dữ liệu này sẽ tạo nên bức ảnh mầu đỏ. 

- 8 bít dữ liệu mầu xanh lá (G) mang thông tin về mức sáng của các điển mầu G trên màn hình - các dữ liệu này sẽ tạo nên bức ảnh mầu xanh lá cây trên màn hình. 

- 8 bít dữ liệu mầu xanh lơ (B) mang thông tin về mức sáng của các điểm ảnh mầu B trên màn hình - các dữ liệu này tạo nên bức ảnh mầu xanh lơ. 

Màn hình sẽ hiển thị đồng thời 3 bức ảnh và các điểm ảnh sẽ tổng hợp mầu sắc từ 3 mầu cơ bản R-G-B để tái tạo lại mầu sắc ban đầu. 

2). Trường hợp bị mất tín hiệu điều khiển Hs. 

Khi mất tín hiệu Hs, các đường mạch hàng ngang sẽ bị mất điều khiển và rơi vào trạng thái tự do, khi đó các điểm mầu được xếp theo trật tự R-G-B theo phương ngang do chúng có cùng cường độ sáng nên mầu sắc tổng hợp sẽ là đen hoặc trắng (theo nguyên lý trộn mầu trong tự nhiên) vì vậy đã tạo nên các đường kẻ đen hoặc trắng hoặc xám ngang màn hình, không có hình. 

Khi màn hình bị mất tín hiệu điều khiển Hs

Hình 13.2 - Khi màn hình bị mất tín hiệu điều khiển Hs

Khi màn hình bị mất tín hiệu điều khiển Hs từ mạch SCALER sang mạch LVDS  thì màn hình có các vệt mầu đen hoặc trắng ngang màn hình, không có hình. 

3). Trường hợp mất tín hiệu điều khiển Pixel Clock. 

Khi mất tín hiệu Pixel Clock từ mạch SCALER điều khiển mạch LVDS, khi đó các đường cột sẽ mất điều khiển và kết quả là chúng rơi vào trạng thái tự do, các điểm mầu trên cùng một cột sẽ có cường độ sáng phụ thuộc vào điện áp dư tĩnh điện trên các đường mạch, do các điểm mầu trên một cột có chung một mầu sắc nên khi hiển thị sẽ tạo ra các vạch mầu xanh hoặc đỏ dọc khắp màn ảnh và không có hình. 

Hình 13.3 - Khi bị mất điện áp điều khiển Pixel Clock

Khi bị mất điện áp điều khiển Pixel Clock - Màn hình có các sọc mầu xanh đỏ dọc màn hình, không có hình. 

4). Trường hợp màn hình bị mất điện áp Vcc 5V cấp cho mạch LVDS. 

Khi mất điện áp Vcc 5V sẽ kéo theo mất điện áp VLCD và kết quả là các phần tử TFT trên các điểm mầu bị mất điện áp cấp cho cực D, khi đó điện áp V(D-S) của phần tử TFT bằng 0V và các điểm mầu sẽ cho ánh sáng đi qua tạo nên màn ảnh sáng trắng, không có hình. 

Khi mất điện áp Vcc 5V cấp cho mạch LVDS trên màn hình, màn hình chỉ có màn sáng trắng, không có hình

Hình 13.4 - Khi mất điện áp Vcc 5V cấp cho mạch LVDS trên màn hình, màn hình chỉ có màn sáng trắng, không có hình

5). Trường hợp mất tín hiệu điều khiển Vs. 

Ban đầu có hình sau đó do không có tín hiệu Vs nên màn hình không có tín hiệu quét lại màn ảnh kế tiếp, vì vậy hình ảnh hiện ra rồi mờ dần và trở về màn ảnh sáng trắng sau vài giây. 

Hình ảnh xuất hiện rồi mờ dần và trắng màn hình khi mất tín hiệu Vs

Hình 13.5 - Hình ảnh xuất hiện rồi mờ dần và trắng màn hình khi mất tín hiệu Vs

6). Hiện tượng khi mất các tín hiệu Video số từ mạch Scaler sang mạch LVDS 

Khi đă có đủ các tín hiệu điều khiển và điện áp cấp cho mạch LVDS thì màn hình sẽ có hình ảnh, nếu như thiếu một trong số các tín hiệu R, G hoặc B-Digital thì hình ảnh sẽ nhiễu mầu, mầu bị loang, ảnh bị mất chi tiết. 

Hình ảnh bị loang mầu, mất chi tiết khi mất một số tín hiệu Video từ mạch Scaler đến mạch LVDS

Hình 13.6 - Hình ảnh bị loang mầu, mất chi tiết khi mất một số tín hiệu Video từ mạch Scaler đến mạch LVDS 

7). Hiện tượng khi màn hình bị mất cao áp. 

Khi màn hình bị mất cao áp cấp cho các bóng cao áp trên màn hình, hình ảnh trên màn hình vẫn có nhưng ta không nhìn thấy, nếu ta soi ánh sáng trắng vào màn hình thì ta sẽ thấy có hình ảnh mờ mờ. 

Màn hình mất ánh sáng cao áp nhưng vẫn có hình

Hình 13.7 - Màn hình mất ánh sáng cao áp nhưng vẫn có hình 

8). Hiện tượng có cao áp nhưng màn ảnh tối đen. 

Khi có cao áp nhưng mất hình, màn tối đen, ta nhìn nghiêng vẫn thấy màn hình sáng mờ, trường hợp này thường do hỏng mạch xử lý tín hiệu Video Scaler. 

Hiện tượng khi hỏng mạch Video Scaler màn ảnh tối đen nhưng nhìn nghiêng vẫn thấy có ánh sáng backlight

Hình 40 - Hiện tượng khi hỏng mạch Video Scaler màn ảnh tối đen nhưng nhìn nghiêng vẫn thấy có ánh sáng backlight

>>Bài tiếp theo Bài 7: Khối nguồn của tivi LCD

Nguồn https://www.baohanhtivitaihaiduong.com/

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: