Ngành công nghệ may có thực sự đang hot?

Học Nghề Online
0

 Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế.Có thể nói ngành dệt may được đầu tư và phát triển nổi bật nhất khi nói đến nền công nghiệp Việt Nam. Hãy cùng Học Nghề.ORG tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!


👉👉👉Xem thêm: Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất


1. Đặt vấn đề

👍Trong những năm qua, ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. 


👍 Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


👍Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2018 đã đạt trên 36 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 


👍Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng thứ hai thế giới về quy mô xuất khẩu hàng dệt may, chỉ sau Trung Quốc và đứng thứ tư về quy mô sản xuất hàng dệt may toàn cầu. Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên hơn 4 lần, trong đó giá trị nội địa hóa của sản phẩm dệt may xuất khẩu tăng trên 6 lần. 




2. Thực trạng phát triển của ngành Dệt May Việt Nam hiện nay

💁Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%. 


💁Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5%; ngành Sản xuất trang phục giảm 4,9%, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. .


💁Trong 9 tháng năm 2021, ngành Dệt May đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Chỉ số sản xuất ngành Dệt và Sản xuất trang phục trong 9 tháng năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, chỉ số sản xuất ngành Dệt tăng 7,8%; ngành Sản xuất trang phục tăng 4,8%. 


💁Chỉ số sản xuất của một số sản phẩm trong 9 tháng năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính đạt 501,5 triệu m2, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo đạt 860,4 triệu m2, tăng 4,9%; quần áo mặc thường đạt 3.411,2 triệu cái, tăng 4,5%.


💁Đáng chú ý, so với cùng thời điểm trước đại dịch (9 tháng đầu năm 2019), sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên của Việt Nam tăng 5,4%; trái lại, sản xuất vải dệt từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp và sản xuất trang phục giảm lần lượt là 2,4% và 10%. Cùng với sản xuất, xuất khẩu toàn ngành Dệt, May mặc của Việt Nam cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây.

.


3. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến ngành Dệt May Việt Nam

💦Sản xuất dệt may là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất từ cuộc CMCN 4.0 do sử dụng nhiều lao động. Theo đó, áp dụng CMCN 4.0, tự động hóa sẽ được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, công nghệ sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo sẽ dần dần thay thế người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may. 


💦Thống kê cho thấy, trên 70% doanh nghiệp trong ngành Dệt May Việt Nam có quy mô nhỏ và trung bình, nên sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới. Chỉ có 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng công đoạn sản xuất, trong đó dưới 5% có kế hoạch triển khai công nghệ tự động hóa kết nối. 


💦Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc đáp ứng các yêu cầu của CMCN 4.0 đang là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%,...


💦Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với sự phát triển của ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam. Để có dữ liệu nghiên cứu, phân tích, nhóm khảo sát đã tổ chức cuộc khảo sát thử nghiệm đối với khoảng 300 doanh nghiệp Dệt May trên khắp cả nước, trong đó khảo sát trực tiếp tại hơn 100 doanh nghiệp. 


💦Các doanh nghiệp khảo sát được chia thành 4 nhóm ngành, trong đó doanh nghiệp Sợi chiếm 29%, doanh nghiệp Dệt chiếm 16%, doanh nghiệp Nhuộm chiếm 18% và doanh nghiệp May chiếm 37%. Về cơ cấu theo loại hình sở hữu, có 58% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước, 18% số doanh nghiệp có vốn nhà nước và 24% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


- Về mức độ tự động hóa, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam hiện mới dừng ở trình độ tự động hóa thiết bị ở mức thấp. Cụ thể, ngành Sợi đang ở mức cao nhất đạt 3,3 điểm, tiếp đến là ngành Nhuộm với 2,9 điểm, ngành May đạt 2,7 điểm và thấp nhất là ngành Dệt đạt 2,2 điểm.


- Về mức độ sẵn sàng, ngành Sợi đang ở mức cao nhất là 3,02 điểm, tiếp đến là ngành May 2,85 điểm, ngành Nhuộm 2,3 điểm và thấp nhất là ngành Dệt 2,2 điểm.


- Về hệ thống quản trị, ngành May có mức điểm cao nhất với 3,11 điểm, tiếp đó là ngành Nhuộm 2,83 điểm, ngành Sợi 2,61 điểm và ngành Dệt đứng cuối nhóm với 2,46 điểm.


👌👌👌Xem thêmMẹo sử dụng bột giặt cho máy giặt hiệu quả


4. Giải pháp cơ bản đối với ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

Ngành Dệt May cũng cần thay đổi phương thức kinh doanh, đổi mới cách quản lý và chuyển dần sang xu hướng khai thác thị trường nội địa, chú ý khai thác thị trường handmade, phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh (sợi - dệt - nhuộm - may). Ngoài ra, cần tập trung vào sản phẩm phức tạp, giá trị cao, tránh sản xuất các sản phẩm cơ bản và sản phẩm bằng vật liệu tự kết dính,…


Ngành Dệt May Việt Nam cần có những bước chuẩn bị rất dài để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, nếu không sẽ nguy cơ xảy ra những rủi ro lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, các doanh nghiệp Dệt May trong nước cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:


  • Thứ nhất, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Dệt May. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ may đã được kết hợp chặt chẽ với công nghệ chế tạo máy. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành May mặc rất có thể còn được ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý điện toán đám mây, công nghệ AI,… nhằm tạo nên một hệ thống giá trị cho doanh nghiệp và người sử dụng.  
  • Thứ hai, từng bước đầu tư ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong ngành Dệt May. Cụ thể là, các doanh nghiệp cần đầu tư từng phần thiết bị sử dụng công nghệ số ở những khâu đơn giản, có tính lặp lại cao cho sản xuất các sản phẩm phức tạp, tính thời trang cao, như: áo jacket, veston, váy,…  
  • Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực. Song song với việc nâng cấp kiến thức và kỹ năng của nhân lực ngành Dệt May và Sợi dệt cần tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng CMCN 4.0 vào Ngành thông qua việc mở thêm các ngành đào tạo theo hướng liên ngành để tiếp cận CMCN 4.0, đào tạo đội ngũ giảng viên về công nghệ 4.0, nhà máy thông minh,…
  • Thứ tư, để áp dụng thành công các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào thực tiễn, cũng cần có các điều kiện cơ bản từ phía Nhà nước như xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, pháp luật phù hợp với một nền kinh tế số. Theo đó, Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu làm việc. 

 

 Dưới đây, là những thực trạng của ngành công nghệ may mà Học Nghề.ORG chia sẻ. Mong rằng nó sẽ hữu ích cũng như 1 cơ hội mới để chúng ta tìm hiểu nó và phát triển nó trong tương lai. Hãy theo dõi Học Nghề.ORG để cập nhật những tin tức hay và hữu ích nhé. Chúc bạn ngày mới tốt lành!

 

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: