Tác hại của nghiện game

Học Nghề Online
0

 Hiện nay, nghiện game online đang là điều khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì những trò chơi điện tử ngày càng phổ biến và có sức hút với trẻ. Nghiện game có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển về tâm lý của trẻ. Vậy làm sao để cai nghiện game? Hãy cùng Học Nghề.ORG  tìm hiểu tác hại của nghiện game online trong bài viết này!

Nghiện game ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tâm sinh lý?

Bởi vì dành quá nhiều thời gian cho việc chơi game, đồng hồ sinh học và cơ chế hoạt động của cơ thể sẽ hoàn toàn bị đảo lộn. Cơ thể không được đảm bảo tình trạng nghỉ ngơi đầy đủ lâu ngày dẫn đến những thay đổi xấu về mặt tâm sinh lý của người nghiện chơi game.

👉Xem thêm[Tự Học Sửa TV LCD] Bài 3: Sơ Đồ Khối Của Tivi LCD Samsung

Rối loạn giấc ngủ và tổn thương não

Việc chơi game thường xuyên khiến bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài làm chất lượng giấc ngủ suy giảm, ngủ không sâu, dễ bị gián đoạn. Bên cạnh đó thời gian ngủ cũng rất ít, thậm chí có một số người nhiều ngày liền không ngủ dẫn đến não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, không thể tỉnh táo để thực hiện tốt các chức năng điều khiển cơ thể. Do đó khi nhìn vào những người nghiện game sẽ thấy họ rất uể oải, suy nghĩ và các vấn đề tư duy khá chậm. Lúc ban đầu, các game thủ có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức khuya nhiều nhưng dần dần sẽ quen dần. Tuy vậy, ai ai cũng biết nếu tình trạng đó diễn ra lâu dài sẽ gây suy giảm tế bào thần kinh, giảm trí nhớ và gây tổn thương não bộ.

Làm đầu óc trở nên mê muội, không phân biệt được cuộc sống thật và cuộc sống ảo

Người nghiện game chỉ tập trung vào máy tính, hoàn toàn không hề để tâm vào những vấn đề xung quanh. Trong đầu họ chỉ là hình ảnh về các trò chơi, cách chiến đấu và thăng hạng. Loại hình game được ưa chuộng nhiều là game nhập vai, chiến đấu. Các game thủ sau thời gian dài điều khiển nhân vật của mình rất dễ quen với cuộc sống ảo. Thậm chí những sinh hoạt hằng ngày cũng có liên quan đến đặc điểm trong game.

Thiếu động lực và nghiện Dopamine

Thiếu động lực để tham gia vào các hoạt động khác là triệu chứng thường thấy ở người nghiện game. Chơi game là một hoạt động thú vị và gây kích thích hơn nhiều thú vui khác. Nguyên nhân của tình trạng này liên quan đến việc não bạn phản ứng với lượng dopamine tăng lên khi bạn chơi game. 

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác vui vẻ. Trong thời gian dài, não bạn sẽ quen với sự cung cấp dopamine ổn định này và sẽ ngăn chặn nhận bất cứ thứ gì không tạo được sự kích thích như trò chơi điện tử. Từ đó bạn chỉ có thể ngày càng lún sâu vào chơi game mà khó có thể dứt ra được.

Dễ cáu gắt, có xu hướng bạo lực

Trẻ em, thanh thiếu niên hiện nay rất ưa chuộng các trò chơi mang tính chiến đấu, đánh nhau và bạo lực, như vậy dễ làm các bé học theo, làm tăng tính gây hấn và hiếu chiến. Có nhiều ví dụ trong cuộc sống cho thấy, tỷ lệ gây gổ đánh nhanh thậm chí sát hại người khác đến từ những thành phần nghiện game khi không đạt được thứ mình muốn đã xảy ra khá nhiều. Bên cạnh đó, vì không nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể mệt mỏi cũng khiến con người ta dễ cắt gắt hơn.

Chơi lâu khiến tâm trạng mệt, dễ nổi cáu

Mất dần khả năng giao tiếp

Các trò chơi online hiện nay đa số đều được trang bị micro và giao diện để trò chuyện nhưng thực tế rất ít được sử dụng. Những mối quan hệ trong game đều là ảo, việc chìm đắm vào thế giới ảo trong game khiến bạn có ít thời gian để tiếp xúc với ba mẹ, bạn bè hay những mối quan hệ bên ngoài. Tất cả những thứ mà người nghiện game có chỉ là các mối quan hệ ảo không thường xuyên trò chuyện. Dần dần họ trở nên lầm lì, không còn muốn giao tiếp với người khác thậm chí có chứng sợ người lạ.

Trí nhớ suy giảm, mất tập trung

Chơi game liên tục làm suy giảm khả năng của não bộ, hạn chế khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, dẫn đến tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, những người nghiện game chỉ dành toàn bộ tâm tư cho việc chơi game, không thể tập trung vào công việc và việc học tập.

Khả năng tập trung vào công việc không cao

Ảnh hưởng đến cột sống, mắt , khả năng vận động

Do thời gian ngồi một chỗ chơi game kéo dài, không có thời gian vận động dễ dẫn đến việc cơ bắp bị tổn thương, giảm quá trình tuần hoàn máu dễ gây tê bì chân tay. Ít vận động sẽ gây khả năng mắc các bệnh như béo phì, tăng nguy cơ bị tiểu đường và một số bệnh khác. Tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính làm mắt bị khô, suy giảm thị lực và dễ bị cận thị cũng như các bệnh về mắt.

Ngồi lâu dài trên ghế có thể làm mỏi lưng, nếu ngồi sai tư thế còn gây ra cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Nghiện game gây tổn hại rất nhiều đến toàn bộ cơ thể. Thậm chí, cơ quan sinh dục của nam giới còn bị chèn ép, không thoát được nhiệt, giảm chất lượng tinh trùng và gây nguy cơ vô sinh...

Đau mắt không thể làm việc được

Trở nên bi quan, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực

Không những sức khoẻ thể chất bị tàn phá, mặt tâm lý của người nghiện game cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là với trẻ em đang ở trong độ tuổi phát triển. Người nghiện game thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Ban đầu có thể do các yếu tố tâm lý trong quá khứ, kết hợp với việc ảnh hưởng của game đến với sức khoẻ và suy nghĩ, họ dễ trở nên bi quan, cảm thấy mình là người thừa, vô dụng. Sự tiêu cực tích tụ lâu dần khiến họ mất đi niềm tin và động lực, không còn suy nghĩ thay đổi và thậm chí còn bị trầm cảm.

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách, gia tăng tệ nạn xã hội

Trẻ chơi game nhiều dễ bị ảnh hưởng xấu về mặt tâm sinh lý, một phần do ảnh hưởng bởi tính cách các nhân vật trong game và sự hưng phấn khi chơi game dẫn đến các hành vi bạo lực, sai trái ngày càng gia tăng. Tính cách cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi, trở nên hung hăng, dễ bị dụ dỗ, đi theo con đường tệ nạn xã hội như đánh nhau, trộm cắp, mua bán chất cấm,…

Tác hại của nghiện game đến công việc và học tập

Không chỉ có tác động làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lý người chơi, nghiện game còn làm ảnh hưởng đến công việc và học tập của họ.

Kết quả học tập sa sút, giới hạn nghề nghiệp trong tương lai

Khi bị nghiện game, trẻ không thể kiểm soát được cảm giác thèm muốn chơi game. Chúng chỉ muốn dành thật nhiều thời gian để chơi game thoả thích và sẽ ưu tiên việc này hơn cả học tập hay các sở thích khác. Những trẻ chơi game nhiều đa số đều có kết quả học tập kém.

Việc học tập thường mang lại áp lực và căng thẳng còn chơi game lại thoải mái và thú vị hơn nên trẻ em rất dễ trở nên nghiện. Nghiện game gây nên tình trạng xao nhãng, giảm trí nhớ và sự tập trung, do đó các bé thường có xu hướng chán học, nếu bố mẹ và nhà trường không quan tâm thậm chí trẻ còn cúp học đi chơi game.

Nhiều trẻ ý thức được việc học tập để đạt được thành tích cao nhưng vì nãi bị bị ảnh hưởng dẫn đến các chức năng sáng tạo, phân tích, xử lý vấn đề bị suy giảm nên kết quả học tập cũng không mấy khả quan. Nếu tình trạng này kéo dài, các bé sẽ bị thiếu kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến việc trau dồi và thân và giới hạn nghề nghiệp trong tương lai, cơ hội tìm được công việc tốt sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Chất lượng công việc không tốt

Tương tự như tác hại đến việc học tập, người nghiện game sẽ không thể hoàn thành được tốt công việc như những người bình thường. Trong khi làm việc, não bộ bị xao nhãng bởi ham muốn chơi game, mong muốn đến giờ nghỉ ngơi. Do đó gây sự mất tập trung và làm giảm chất lượng công việc. Tình trạng này kéo dài dẫn đến năng lực giảm sút, làm ảnh hưởng đến người khác thậm chí có thể bị mất việc.

Lúc nào tâm trí chỉ nghĩ chơi game

Giới hạn nghề nghiệp trong tương lai

Những người nghiện game vừa bị ảnh hưởng đến thể chất, sức khoẻ không tốt, bên cạnh đó năng lực cũng không cao nên sự nghiệp trong tương lai sẽ bị giới hạn. Họ không có khả năng nhận những công việc có yêu cầu chuyên môn cao, thậm chí làm việc tay chân cũng rất vất vả vì không đủ sức khoẻ.

Hậu quả của việc nghiện game tới gia đình và người thân

Vấn nạn nghiện game không chỉ có tác hại trực tiếp tới người chơi mà còn ảnh hưởng đến người thân và cả gia đình của họ. Người nghiện game thường không làm việc gì khác, không phụ giúp cho gia đình được mà thậm chí còn trở thành gánh nặng cho họ. Để đáp ứng nhu cầu bản thân, các game thủ thường xin tiền gia đình rất nhiều để chi trả chi phí thuê máy, thậm chí nạp game, mua phụ kiện. Nếu gia đình không cho hoặc không đủ điều kiện chi trả, họ có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

Sinh ra thói trộm cắp để có tiền chơi game

Nghiện game ảnh hưởng như thế nào tới xã hội?

Những hành vi sai trái, do nghiện game là hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ảnh hưởng tới xã hội. Người nghiện game không chỉ làm hại tới bản thân họ mà còn có thể gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Trong một tập thể có tỉ lệ người nghiện game cao như lớp học, công ty, làng, xã,… cũng phần nào ảnh hưởng đến công việc và thành tích chung của tập thể. Nghiện game không bị kì thị nhưng cũng không hề đáng hoan nghênh, chính vì thế nên tránh tình trạng này.

Vậy chơi game có thực sự chỉ có sự tiêu cực?

Chơi game không phải là xấu, chỉ có nghiện game là một hành vi sai lệch cần phải ngăn chặn. Thông thường khi nhắc đến chơi game người ta chỉ nhớ đến những thứ tiêu cực như tốn kém thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khoẻ,… Tuy nhiên nếu biết cách vận dụng thì chơi game nhiều cũng mang đến những lợi ích tuyệt vời.

Giúp nâng cao khả năng học tập

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Rochester và Princeton, chơi các trò chơi hành động góp phần tăng cường khả năng học tập bởi chúng hỗ trợ rèn luyện phản xạ nhanh, phát triển tư duy logic và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Một số nhà nghiên cứu đã thực hành phân tích kết quả học tập của 2 nhóm trẻ em có chơi game và không chơi game. Thời gian đầu họ thấy kết quả của 2 nhóm ngang bằng nhau nhưng sau một thời gian, những trẻ chơi game hoàn thành công việc và học tập có phần nhỉnh hơn. Nhờ vào việc tiếp xúc với đa dạng tình huống trong game, trẻ có thể học được khả năng xử lý vấn đề nhanh nhẹn, áp dụng vào thực tế để hoàn thành tốt những công việc có tính chất tương tự.

Tăng khả năng làm việc nhóm

Những trò chơi eSport như LOL, DOTA 2,… yêu cầu người chơi hợp tác và cùng xây dựng chiến lược cho một mục tiêu chung. Trong quá trình chơi trò chơi, mỗi người không chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình mà còn phải quan sát để phù hợp với chiến dịch của cả đội. Mỗi một hành động sai của bản thân có khả năng làm ảnh hưởng đến cả đội. Do đó, những kinh nghiệm quý báu học được trong thế giới ảo có thể giúp mọi người học cách tư duy phối hợp, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ.

Làm việc nhóm hiệu quả hơn

Rèn tính kiên trì và sự sáng tạo

Những thử thách trong trò chơi được sắp xếp gồm nhiều mức độ từ dễ đến khó, bên cạnh đó còn rất nhiều thử thách khó nhằn khiến các game thử phải “vò đầu bứt tai”. Nhờ có sự kiên trì, sáng tạo mới có thể vượt qua các thử thách và hoàn thành được trò chơi. Đây cũng chính là cơ hội để trẻ em có thể vừa chơi vừa rèn luyện tính kiên trì, tinh thần cố gắng hoàn thành mục tiêu, từ đó có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn để nắm bắt nhiều cơ hội cho bản thân.

Chơi game là công cụ giải trí sau những giờ học căng thẳng

Chống trầm cảm ở người cao tuổi

Không chỉ đối với trẻ em hay thanh niên, trò chơi điện tử cũng là một phần giúp cho cuộc sống của người lớn tuổi thú vị hơn, tránh bị trầm cảm. Nguyên nhân bởi vì người lớn thường ở nhà không có gì làm, đôi khi sẽ rất buồn chán. Chơi game trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là 30 giờ trong 4 tuần có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hơn so với các liệu pháp thông thường điều trị trong 12 tuần.

Chơi game không phải là xấu, nó không chỉ mang lại lợi ích cho sự phát triển tư duy và nhận thức mà còn là công cụ giải trí thú vị cho trẻ em và nhiều lứa tuổi khác. Tuy nhiên điều quan trọng chính là cần kiểm soát thời gian chơi và loại trò chơi, tránh tình trạng nghiện game diễn ra.

Để ngăn chặn cũng như cải thiện tình trạng nghiện game ở trẻ em, giải pháp cho bé tăng cường tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời hay ghé thăm các câu lạc bộ, các lớp kỹ năng sống như khoá học DreamUP tại UPO là các phương án hiệu quả mà hầu hết cha mẹ hiện đại đang hướng đến. Khoá học DreamUP hướng tới việc hình thành tư duy nhận thức cho trẻ thông qua mô hình giáo dục khai phóng. Đây sẽ là môi trường chuyên nghiệp giúp bé đươc rèn luyện từ tư duy tới kỹ năng, tự xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó rèn luyện khả năng tự lập và tự nhận thức.

👉Xẹm thêm: Ngành nghề nào sẽ phù hợp với cá tính của bạn?

Nói chung, việc chơi game nó cũng là con dao 2 lưỡi nếu chúng ta không biết sử dụng nó đúng cách. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn nhìn nhận về tác hại của chơi game 1 cách dễ dàng hơn để không gây ra những hậu quả không mong muốn. Đừng quên theo dõi Học Nghề.ORG để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất nhé!

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: