[Tự Học Sửa Tủ Lạnh] Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Học Nghề Online
0

Học Nghề ORG xin chia sẻ kiến thức để giúp các bạn có thể tự học sửa tủ lạnh miễn phí tại nhà trong các bài viết chúng tôi sẽ trình bày giống như một giáo trình. Hi vọng nội dung giáo trình này sẽ hữu ích với các  bạn!

1. Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh 

Trước khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, bạn cần nắm được cấu tạo cơ bản của thiết bị này. Cụ thể, một chiếc tủ lạnh thường sẽ có bộ phận chính sau đây:

Tự Học Sửa Tủ Lạnh

- Dàn ngưng (Dàn nóng): là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ (gas lạnh) và môi trường làm mát (nước hoặc không khí) có nhiệm vụ chính là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra môi trường. Dàn ngưng thường được làm từ chất liệu đồng, sắt và có cánh tản nhiệt. Đầu vào của dàn ngưng được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu ra được lắp vào phin sấy lọc và nối với ống mao.

- Máy nén (còn gọi là Block): Máy nén là thiết bị không thể thiếu trong nguyên lý hoạt động của tủ lạnh. Block có nhiệm vụ nén khí gas lạnh thành thể lỏng với nhiệt độ rất cao và đẩy vào dàn ngưng để làm mát. Hầu hết máy lạnh hiện nay sử dụng máy nén một hoặc hai pittong.

- Chất làm lạnh: Đây là chất lỏng dễ bay hơi với nhiệm vụ tạo nhiệt độ lạnh, thường là khí amoniac tinh khiết có nhiệt độ bay hơi khoảng -27 độ C.

- Dàn bay hơi (Dàn lạnh): Đây là thiết bị có nhiệm vụ là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho gas lạnh. Dàn bay hơi được lắp sau ống mao trước máy nén trong hệ thống lạnh.

- Quạt dàn lạnh: Trong hệ thống nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, quạt dàn lạnh (hoạt động đồng thời với máy nén) có nhiệm vụ thổi không khí đi xuyên qua dàn lạnh để tăng hiệu quả hấp thụ nhiệt trên dàn lạnh. Đồng thời, quạt còn đưa khí lạnh đi khắp các ngăn của tủ lạnh.  

- Bộ phận xả đá: Xả đá gồm có 1 thanh nhiệt điện trở, 1 bộ timer điều khiển và 1 rơ le nhiệt. Bộ phận này có tác dụng làm giảm hiện tượng đóng băng tuyết trên dàn lạnh.

- Quạt dàn nóng: Quạt dàn nóng giúp cho dàn nóng thải nhiệt ra bên ngoài môi trường tốt hơn.

- Van tiết lưu: Van tiết lưu nằm ở giữa dàn nóng và dàn lạnh với nhiệm vụ hạ áp suất cho môi chất làm lạnh khi chuyển gas lạnh từ thể lỏng sang thể khí.

- Mạch điều khiển: Là bộ phận trung tâm trong nguyên lý hoạt động của tủ lạnh với nhiệm vụ điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của các bộ phận trong tủ lạnh.

- Đường ống dẫn gas: Ống dẫn gas có nhiệm vụ chính là đưa khí gas tới các bộ phận trong tủ lạnh. Thường được làm từ các kim loại dễ uốn, dễ hàn, bền như đồng.

2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại máy nén
Ở giai đoạn này, bộ phận máy nén của tủ lạnh sẽ nén khí gas làm nhiệt độ và áp suất của khí gas tăng lên (khí gas vẫn đang ở thể khí)
Máy nén (còn gọi là Block)

Giai đoạn 2: Ngưng tụ tại dàn nóng
Sau khi đi qua máy nén, khí gas với áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đẩy tới dàn nóng. Tại đây, khí gas được làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng với áp suất cao và nhiệt độ thấp. Đây là quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ nên nếu sờ tay vào bên hông tủ lạnh (nơi đặt dàn ngưng tụ), bạn sẽ cảm thấy nóng.

Giai đoạn 3: Giãn nở
Trong giai đoạn 3 nguyên lý hoạt động của tủ lạnh, khí gas ở thể lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp được đẩy tới van tiết lưu. Tại đây, dưới tác dụng của van tiết lưu, khí gas sẽ được hạ áp và trở thành dòng thể lỏng có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Giai đoạn 4: Hóa hơi tại dàn lạnh
Dòng khí gas ở thể lỏng với áp suất và nhiệt độ thấp khi được đưa tới dàn lạnh sẽ nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất sẽ thu nhiệt từ không khí trong tủ lạnh và làm lạnh các ngăn trong tủ lạnh. Sau đó, môi chất lạnh ( khí gas) sẽ được dẫn trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ làm lạnh mới.

Xem toàn bộ Tự học sửa tủ lạnh tại nhà


Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: