Lỗi ổ cứng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Học Nghề Online
0

 Máy tính không nhận ổ cứng là một trong những hư hỏng người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng laptop. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng Học Nghề.ORG tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Nguyên nhân lỗi ổ cứng 

Xuất hiện lỗi “Corrupted” khi truy cập dữ liệu:

Bạn thường xuyên nhận được thông báo “Corrupted” khi mở tập hay các dữ liệu vừa lưu lại bổng dưng biến mất mà không hề có sự tác động nào từ bạn. Những trường hợp bạn gặp phải như vậy chắc chắn là ổ cứng của bạn đăng gặp vấn đề.

👉👉👉Xem thêm: [Tự Học Sửa TV LCD] Bài 2: Các Thông Số Kỹ Thuật Của TV LCD



Lỗi ổ cứng nhận trong BIOS nhưng không nhận trên Windows:

Nếu không tìm thấy HDD, ổ cứng máy tính, nguyên nhân có thể là do ổ cứng bị vô hiệu hóa trong System Setup. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng vô hiệu hóa các cổng không sử dụng trong BIOS theo mặc định.

- Cách khắc phục: Để truy cập BIOS trên Windows 10 và kích hoạt ổ cứng, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  •  Bước 1: Đầu tiên trên "Start Menu", tìm và click chọn "Settings" (biểu tượng hình răng cưa).
  •  Bước 2: Trên cửa sổ "Settings", tìm và click chọn "Update and Security".
  •  Bước 3: Cuộn xuống mục "Recovery" ở khung bên trái.
  •  Bước 4: Tiếp theo click chọn "Restart" trong mục "Advanced startup". Thao tác này sẽ khởi động máy tính của bạn vào menu đặc biệt.
  •  Bước 5: Chọn "Troubleshoot".
  •  Bước 6: Cuộn xuống mục "Advanced options".
  •  Bước 7: Chọn "UEFI Firmware settings" rồi chọn "Restart".

Ổ cứng bị hỏng bad sector

- Lỗi này khiến 1 vùng nào đó trên ổ cứng bị hư đi, không có khả năng ghi đọc dữ liệu.

- Cách khắc phục: Để khắc phục vấn đề trên bạn sử dụng phần mềm kiểm tra lại tình trạng ổ cứng, nếu bị bad sector thì tốt nhất nên sao lưu dữ liệu sang thiết bị khác để tránh mất dữ liệu.

+ Hãy tải về phần mềm "HDD Regenerator" giúp kiểm tra và khắc phục lỗi bad sector trên máy tính Windows. Tại giao diện chính của phần mềm, hãy chọn vào mục "Click here to repair physical bad sectors" để bắt đầu quá trình kiểm tra và sửa lỗi bad sector.

Tuy nhiên, đây là cách khắc phục tạm thời, lỗi bad sectors có thể lan rộng ra và chiếc ổ cứng của bạn có nguy cơ dừng hoạt động vĩnh viễn bất kỳ lúc nào. Vì thế, hãy tiến hành sao lưu dữ liệu quan trọng và lên kế hoạch sắm cho mình 1 chiếc ổ cứng mới.

Chân tiếp xúc ổ cứng bị dơ, tiếp xúc kém

 Laptop bị bẩn, bụi bặm do không được vệ sinh định kỳ dẫn đến các chân tiếp xúc ổ cứng bị bám bụi. Điều này làm cho laptop của bạn không nhận ổ cứng.

- Cách khắc phục: Tiến hành tháo ổ cứng khỏi laptop, sau đó tháo chân cắm ổ cứng để vệ sinh các điểm tiếp xúc bị bụi bẩn bám. Để tránh tình trạng này xảy ra một lần nữa bạn nên vệ sinh định kỳ laptop 6 tháng 1 lần.



Trục quay, đĩa đọc bị hư hỏng

- Ổ cứng hoạt động ồn, thường xuyên phát ra tiếng kêu lạ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ trục quay, đĩa đọc có vấn đề và có khả năng bị hỏng. Điều này làm cho laptop của bạn không nhận ổ cứng.

- Cách khắc phục: Kiểm tra và thay thế trục quay cho laptop, tất nhiên nếu không rành bạn nên nhờ sự giúp đỡ của kỹ thuật viên sửa chữa chuyên nghiệp.

Lỗi máy tính không nhận ổ cứng do ổ cứng không quay

- Lỗi này phát sinh do ổ đĩa không có đủ nguồn hoặc mức nguồn không đủ để hoạt động, và vì thế ổ đĩa không quay.

Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng này, bạn thực hiện theo cách dưới đây:

  • Trường hợp máy tính của bạn vẫn nhận ổ cứng trong BIOS nhưng khi vào trong boot không thấy xuất hiện thì bạn cần kiểm tra lại chế độ SATA trong cài đặt BIOS xem nếu đang ở chế độ AHDI thì phải chọn về chế độ IDE thì nó sẽ nhận.
  •  Trường hợp trong BIOS không nhận ổ cứng thì do mainboard chưa nhận ổ cứng, nguyên nhân có thể do cáp tín hiệu hoặc cáp nguồn. Với tình trạng này bạn có thể thay dây cáp tín hiệu xử lý khác và đổi cổng cáp nguồn khác cho ổ cứng.
  • Còn trong trường hợp bạn đã đổi cáp tín hiệu và cổng cáp nguồn mà máy vẫn không nhận ổ cứng thì ổ cứng đó đã hỏng, không còn cách nào khác là bạn nên thay ổ cứng mới

Cách test tình trạng ổ cứng máy tính:

  •  Cách 1: Sử dụng công cụ Windows CHKDSK Tools

Đây là công cụ có sẵn trên hệ điều hành Windows dùng để quét, tìm, phát hiện và sửa chữa các lỗi của hệ thống cũng như ổ cứng.

Để sử dụng công cụ, bạn hãy nhấn chuột phải vào phân vùng ổ cứng cần kiểm tra trong My Computer > chọn Properties > đến thẻ Tools, trong phần Error-checking hãy nhấn vào nút Check now và Start để công cụ tiến hành tìm và sửa lỗi ổ cứng.

  • Cách 2: Sử dụng công cụ WMIC

Đây là cách kiểm tra sức khoẻ ổ cứng máy tính sử dụng công cụ cho phép người dung truy vấn thông tin hệ thống với quyền quản trị cao nhất. Công cụ này sẽ dựa trên dữ liệu S.M.A.R.T cho người dùng biết rằng tình trạng hiện tại của ổ cứng máy tính

Để sử dụng công cụ, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ vào câu lệnh “cmd” trong hộp thoại Run và nhấn Enter.

Trong cửa sổ vừa hiện ra, nhập vào dòng lệnh “wmic” và nhấn phím Enter. Tiếp theo, nhập câu lệnh “diskdrive get status” và nhấn Enter. Lúc này, hệ thống sẽ kiểm tra và hiển thị thông tin về tình trạng của ổ cứng máy tính. Nếu thông tin được hiển thị “OK” có nghĩa là ổ cứng vẫn hoạt động bình thường và không có vấn đề.

  • Cách 3: Sử dụng công cụ CrystalDiskInfo

Đây là công cụ này sẽ kiểm tra, tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến ổ cứng như thời gian đã hoạt động, trạng thái, nhiệt độ, tốc độ quay,… và hiển thị chúng lên một giao diện rất trực quan được chia theo từng vùng riêng biệt. Đặc biệt, CrystalDiskInfo còn hỗ trợ cả tiếng Việt để bạn quan sát thông tin dễ dàng hơn.



Cách sửa lỗi ổ cứng máy tính:

Máy tính bị lỗi ổ cứng có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng chung quy lại các lỗi ổ cứng máy tính được phân làm 2 loại là lỗi vật lý và lỗi phần mềm.

Xử lý lỗi ổ địa cứng do lỗi vật lý:

Để xử lý các lỗi ổ cứng máy tính lỗi vật lý liên quan đến dàn cơ hay bo mạch xử lý và các kết nối bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn tiến hành mở thùng máy gỡ ổ cứng ra vệ sinh sạch sẽ bằng chổi sơn và khăn mềm khô.
  •  Bước 2: Vệ sinh cáp nối và các tiếp điểm trên ổ cứng, cũng như trên bo mạch chủ.
  • Bước 3: Tiến hành kiểm tra thiết lập Master/Slave cho ổ cứng máy tính xem có chính xác hay không rồi cắm ổ cứng vào như cũ.
  • Bước 4: Bật máy lên è truy cập vào BIOS è chọn chế độ tự động nhận diện đĩa cứng. Trong trường hợp hệ thống không nhận ra được ổ cứng bạn hãy thử cắm cáp sang khe cắm hoặc thay dây cáp khác để kiểm tra.

Nếu như đã làm hết tất cả các cách phía trên mà BIOS vẫn không nhận diện được thì không còn cách nào khác là bạn phải thay ổ cứng mới.



Xử lý lỗi ổ cứng máy tính do phần mềm:

Nếu ổ cứng của bạn vẫn cho phép bạn vào được Windows thì bạn có thể sử dụng chưng trình ScanDisk được tích hợp sẵn trong Windows giúp bạn có thể kiểm tra và xác định chính xác các sự cố xảy ra trên ổ cứng. Để dùng công cụ này bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vào My Computer ==> Chuột phải lên phân vùng ổ đĩa cứng cần kiểm tra ==> chọn Properties
  • Bước 2: Xuất hiện hộp thoại ==> Chọn thẻ Tools ==> nhấn Check Now.

Hệ thống sẽ tự động sửa chữa các file hệ thống bị lỗi và tìm kiếm rồi phục hồi các bad sector cũng như các sự cố khác trên ổ đĩa cứng. Thời gian kiểm tra ổ cứng tùy vào dung lượng phân vùng ổ đĩa cứng.

Còn nếu như bạn là một người rành máy tính, có thể sử dụng đĩa Hiren’s Boot thì phần mềm sửa lỗi ổ cứng máy tính như Segate Seatools, Hitachi Drive Fitness Test, Western Digital Data LifeGuard Dianostic,… sẽ giúp bạn xử lý các lỗi của đĩa cứng rất hiệu quả.

Tuy nhiên, thời gian chẩn đoán và sửa lỗi thường mất nhiều thời gian, có thể trên 12 giờ liên tục cho một ổ cứng bị lỗi nhiều hoặc có dung lượng lớn.

Một số mẹo giúp nâng cao tuổi thọ sử dụng ổ cứng máy tính

Hãy nhẹ tay và cẩn thận khi “trên tay”

Mặc dù trong khá cứng cáp nhưng sự thật thì ổ cứng máy tính khá …mỏng manh. Nguyên do chúng được cấu tạo từ nhiều bộ phận chuyển động cơ học nên có thể dễ dàng gặp vấn đề khi có bất cứ một xáo trộn nhỏ nào. Cụ thể, nếu vô tình làm rơi ổ cứng, bất kể nặng hay nhẹ điều có thể đem lại vấn đề.

Do đó, nếu tiến hành tháo ổ cứng khỏi máy tính để sửa ổ cứng không nhận, hãy nhẹ nhàng và chỉ thực hiện sau khi máy tính đã tắt hoàn toàn trong 2 phút. Trường hợp tháo lắp ổ cứng từ máy tính này sang máy khác, hãy thật cẩn thận và sử dụng trang thiết bị hỗ trợ như găng tay, vòng chống tĩnh điện,… Hạn chế tuyệt đối các va chạm vật lí có thể gây tác động trực tiếp đến ổ cứng.

Tránh quá nhiệt

Tương tự như các linh kiện khác trong máy tính, ổ cứng máy tính được thiết kế để hoạt động tối ưu trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Tùy vào dòng ổ cứng khác nhau và phạm vi nhiệt độ cũng khác nhau, tất cả điều tùy thuộc vào nhà sản xuất quy định. Do đó, bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin này để luôn giữ cho ổ cứng hoạt động ổn định trong pham vi nhiệt độ cho phép.

Chính vì thế, bạn phải cố gắng đảm bảo luồng không khí bên trong thùng máy phải được luân chuyển một cách thông thoáng để tản nhiệt cho các linh kiện phần cứng bên trong. Cụ thể, hãy thường xuyên thực hiện vệ sinh bụi ở các linh kiện phần cứng bên trong thùng máy, đảm bảo rằng các quạt tản nhiệt ở các linh kiện điều hoạt động tốt.



Chống phân mảnh ổ cứng

Mặc dù đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây lỗi ổ cứng máy tính nhưng nó cũng góp phần làm cho ổ cứng hoạt động hết công suất vì phải tìm kiếm các “mảnh” tập tin nằm phân tán khắp nơi trong ổ cứng, thay vì chúng phải ở gần nhau. Chính vì lẽ đó, ổ cứng sẽ nhanh chóng “hao mòn” qua năm tháng và khi đến lúc nào đó, “cái chết” sẽ ập đến với ổ cứng của bạn.

Giải pháp nào để giải quyết vấn đề này? Đó chính là quá trình chống phân mảnh. Và bạn có thể thực hiện quá trình này với sự giúp sức của các phần mềm chống phân mảnh được tích hợp sẳn trên hệ điều hành máy tính hoặc của bên phần mềm thứ ba. Lưu ý là bạn chỉ thực hiện chống phân mảnh khi phát hiện ổ cứng bị từ 5-10% phân mảnh.

Hạn chế tắt/bật máy tính một cách liên tục

Có thể bạn không biết nhưng hành động đòi hỏi mức độ truy xuất ổ cứng nhiều nhất trên máy tính chính là việc bật và tắt máy tính. Và việc bật, tắt liên tục sẽ khiến ổ cứng quay nhiều hơn dẫn đến hao mòn nhanh so với khi bạn sử dụng thông thường.

Chính vì vậy, nếu trường hợp bạn phải ra ngoài trong thời gian lâu như nửa ngày chẳn hạn, hãy tắt máy tính. Trường hợp chỉ rời khỏi trong một vài giờ, hãy sử dụng chế độ Standby hoặc Hibernation. Hay Sleep để hệ thống tự ngắt nguồn điện vào ổ cứng.

Sử dụng ổn áp

Thông thường, nguồn điện luôn không được ổn định, việc mất điện đột ngột có thể gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng cho máy tính, và phần lớn điều là nguyên chính làm hỏng các linh kiện phần cứng của máy tính, trong đó có ổ cứng. Thậm chí, việc điện áp có thể tăng vọt lên vài nano giây hoặc giảm áp đột ngột cũng có thể khiến máy tính lập tức tắt theo cách không mong muốn.

Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng một bộ ổn áp để luôn giữ cho điện áp ổn định và chuyển nó sang các thiết bị điện tử, máy tính để giữ cho các linh kiện luôn được an toàn. Hoặc nếu chỉ chủ yếu máy tính, bạn có thể trang bị một UPS (bộ lưu điện) để đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định cho máy tính.

Trên đây là tổng hợp các lỗi ổ cứng máy tính và cách khắc phục của thanhbinhpc.com, hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn phần nào khi gặp các vấn đề về lỗi ổ cứng máy tính. Tuy nhiên, theo nguyên tắc bảo vệ sự an toàn cho dữ liệu bạn hãy sao lưu tất cả dữ liệu của mình vào một thiết bị lưu trữ khác trong một thời gian nhất định.

👉👉👉Xem thêm: Merchandiser- Nhân viên quản lý đơn hàng làm nhiệm vụ gì?

Với những thông tin về tình trạng máy tính không nhận ổ cứng trên đây mà Học nghề.ORG chia sẻ, chúc các bạn khắc phục thành công và có những trải nghiệm hài lòng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.


Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: