Lập trình nhúng là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Học Nghề Online
0
Lập trình nhúng hiện đang là mối quan tâm và lựa chọn của nhiều người muốn làm quen với môi trường lập trình. Vậy, lập trình nhúng là gì và tại sao nó lại hot như vậy? Tham khảo bài viết dưới đây của HỌC NGHỀ ORG để có thêm nhiều kiến thức về chủ đề này nhé!

Lập trình nhúng là gì?


Lập trình nhúng

💁Lập trình nhúng là một lĩnh vực trong lập trình máy tính. Nó là còn là một thuật ngữ lập trình để biểu thị một hệ thống có khả năng tự trị được nhúng vào trong một môi trường hay một hệ thống lớn nào đó (hay còn gọi là môi trường/hệ thống mẹ).

💁Hệ thống tích hợp về cả phần cứng lẫn phần mềm với mục đích giải quyết được các bài toán chuyên dụng đa dạng lĩnh vực như: tự động hóa, truyền tin, công nghiệp,… Hệ thống nhúng thường được thiết kế để thực hiện một chức năng nhất định, riêng biệt.

👌👌👌Xem thêm: Top 5 ngành nghề hot không cần đến bằng cấp

Các kiến thức cơ bản về lập trình

- Ngôn ngữ lập trình: Bạn cần bắt đầu từ việc học ngôn ngữ lập trình cơ bản như: ngôn ngữ C hoặc ngôn ngữ C++. Đây đều là những ngôn ngữ thông dụng thường được sử dụng trong lập trình nhúng.

- Kiến thức về điện tử: Các kiến thức về logic, vi điều khiển, vi xử lý, ADC, TIMER, INTERPUT,…

- Kiến thức về các khối giao tiếp: UART, I2C, SPI, RSS232, JTAG,… Nâng cao hơn có thể tìm hiểu thêm về khối SATA, PCIE, USB, CAN, MOST.


Các kiến thức cơ bản về lập trình

- Hệ điều hành: Hiểu rõ được các cấu trúc của một hệ điều hành, kiến trúc chính xác của một máy tính, đặc biệt là hiểu rõ về các vấn đề liên quan của hệ điều hành Linux.

- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Đây là kiến thức bạn cần nắm rõ để có thể hiểu rõ về code thì khi lập trình làm code mới chính xác.

- Bổ sung kiến thức về các hệ điều hành thực (Real time OS)

- Kiến thức về Memory: NOR, NAND, SRAM, DRAM, …

- Kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh: Đây được cho là một trong những kỹ năng một lập trình giỏi cần phải có để có thể đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành cũng như đọc được datasheet.


Cơ hội việc làm sau khi ra trường

1. Kỹ sư phát triển phần mềm nhúng




+ Là người có khả năng xây dựng và phát triển hệ thống nhúng nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng.

+ Các sản phẩm như:ứng dụng(trên web, máy tính, điện thoại di động), chương trình cơ sở, hệ điều hành...Đồng thời, kỹ sư phát triển phần mềm nhúng còn đảm nhiệm công việc viết code, test code, viết requirement, document cho sản phẩm công nghệ.

2. Nhà thiết kế bo mạch



+ Là người am hiểu chuyên sâu về phần cứng của các thiết bị công nghệ cao.

+ Một nhà thiết kế bo mạch giỏi sẽ biết cách thiết kế và tạo ra những bo mạch mang đến khả năng xử tốt cho thiết bị.

3. Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng

- Xây dựng kế hoạch thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng cần làm việc với các kỹ sư phát triển phần mềm để lên kế hoạch thử nghiệm, kịch bản thử nghiệm.

- Thực hiện thử nghiệm: là người tiến hành thử nghiệm thông qua việc sử dụng công cụ và kỹ thuật


Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng

- Phân tích kết quả thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng tiếp tục các bước phân tích dựa theo kết quả thu được sau thử nghiệm.

-Gửi báo cáo thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng tiếp tục các bước phân tích dựa theo kết quả thu được sau thử nghiệm

- Gửi báo cáo thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng gửi kết quả thử nghiệm cho các kỹ sư phát triển phần mềm để thực hiện các công đoạn cuối cùng hoặc khắc phục lỗi phát sinh

4. Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng

Là người chịu trách nhiệm trong việc nâng cấp cũng như bảo trì các phần mềm cho các hệ thống nhúng. Bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Xác định các vấn đề cần bảo trì: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng cần xác định những vấn đề phát sinh có thể là lỗi từ việc phân tích dữ liệu, đánh giá chất lượng hoặc là lỗi từ người dùng

- Phân tích nguyên nhân về đề xuất giải pháp

Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng

-Thực hiện bảo trì: kỹ sư tiến hành sửa chữa những lỗi đã được xác định

- Thử nghiệm và kiểm tra: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng phải thử nghiệm và kiểm tra lại sau khi khi đã thực hiện bước bảo trì nhằm đánh giá lại chất lượng trước khi triển khai phần mềm quay trở lại hệ thống.


Như vậy, bài viết trên của HỌC NGHỀ ORG đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lập trình nhúng là gì? cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và vững tin hơn với lựa chọn của mình.


Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: