Cách sử dụng tủ lạnh mới mua đúng cách và bền bỉ

Học Nghề Online
0
Tủ lạnh là thiết bị điện mà hầu hết các gia đình đều cố gắng sắm cho mình để bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn. Liệu bạn đã sử dụng tủ lạnh đúng cách khi mới mua về chưa? Hãy tham khảo những gợi ý sau của Học Nghề.ORG chia sẻ và xem bạn đúng được bao nhiêu cách nhé!😍


1. Thời gian cắm điện và bắt đầu sử dụng tủ lạnh

Trong quá trình vận chuyển có thể khiến một số bộ phận bị rung lắc không ổn định, vì thế, sau khi mang tủ về bạn không nên sử dụng tủ ngay. 

Sau khi lắp đặt xong, bạn không cắm nguồn điện trong 2 tiếng để tủ ổn định khí gas và tránh tình trạng sốc điện do cắm điện.



Thời gian cắm điện và bắt đầu sử dụng tủ lạnh


Để tủ hoạt động ở công suất nhỏ nhất trong khoảng 8 tiếng và không cho bất kì thực phẩm nào vào tủ.

 Trong quá trình tủ chạy không tải (không chứa thực phẩm), cứ mỗi 2 tiếng bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút để mùi nhựa theo hơi lạnh thoát ra ngoài.

Sau 8 tiếng, bạn có thể vệ sinh sạch sẽ bên trong tủ và cho thực phẩm vào bảo quản bình thường.


Một số lưu ý trong quá trình tủ hoạt động

+ Một số người dùng thường cho rằng tủ bị lỗi khi tủ lạnh đã hoạt động được vài tiếng mà vẫn không thấy lạnh. Đừng quá lo lắng về vấn đề này. Vì là tủ lạnh mới, nên tủ sẽ cần một khoảng thời gian để ổn định, sau 8 tiếng máy chạy không chứa thực phẩm thì sẽ hoạt động bình thường.

+ Thời gian đông đá cho 1 - 2 khay đá viên là từ 2 đến 4 tiếng. Đối với đá lon tủ sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể, nếu bạn làm từ 5 lon đá trở lên thì phải để qua đêm từ 8 đến 10 tiếng mới đông cứng được.

+ Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ.

2. Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên

Bộ phận dàn ngưng – làm bằng kim loại và được lắp đặt phía sau tủ lạnh, có chức năng loại bỏ sức nóng từ máy nén, do đó, bạn cần vệ sinh dàn ngưng ít nhất 6 tháng/lần (hoặc 1 năm/lần), để tránh bụi bẩn bám vào.

Dàn ngưng hoạt động tốt thì máy nén sẽ không làm việc quá vất vả để làm lạnh thực phẩm. Đồng thời, thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn và tủ lạnh sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn.

3. Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh

Trước khi đặt vào tủ lạnh, thức ăn cần được cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc được bọc kín. Điều này sẽ làm cho thức ăn giữ được độ tươi và độ ẩm tốt hơn trong môi trường lạnh.


Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh


Không những thế, máy nén của tủ lạnh sẽ làm việc hiệu quả hơn để điều hòa được lượng khí ẩm bên trong tủ. Có thể nói, việc bọc kín thực phẩm góp phần làm cho máy nén hoạt động công suất ít hơn, dẫn đến tủ lạnh sẽ sử dụng điện năng ít hơn.

4. Không mở cửa tủ lạnh quá lâu

Khi bạn mở và đóng cửa tủ lạnh thường xuyên, máy nén phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục để duy trì độ lạnh và độ ẩm có nhất định bên trong tủ lạnh.

Mở cửa tủ lạnh dù một chút, nhiệt độ của thực phẩm – bên trong tủ lạnh sẽ tăng, máy nén lúc này phải vận hành để làm giảm nhiệt độ lần nữa.



Vì thế, đóng – mở cửa liên tục sẽ làm cho tủ lạnh nhà bạn tiêu tốn điện năng nhiều. Đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu, tránh hao phí điện năng, bạn nhé!

5. Thực phẩm chứa vừa đầy trong tủ lạnh

Điều này có vẻ lạ! Khi để thực phẩm chứa vừa đầy bên trong tủ lạnh, bạn vô tình làm cân bằng nhiệt độ bên trong tủ lạnh. Bởi vì thực phẩm lạnh sẽ tự làm lạnh qua lại cho nhau.
Vì thế, trong tủ lạnh nhà bạn không chứa nhiều thực phẩm thì có thể đặt thêm những bình nước đá lạnh hoặc túi đá bên trong.


Thực phẩm chứa vừa đầy trong tủ lạnh


6. Đảm bảo nhiệt độ hợp lý

Bên trong tủ lạnh, nếu nhiệt độ quá ấm thì thực phẩm sẽ nhanh chóng mất độ tươi. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh thì thực phẩm có thể bị hỏng.

Vì vậy, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp để tủ lạnh sử dụng điện năng hợp lý.




Chuyên gia khuyên:

Nhiệt độ ngăn lạnh: 37 độ F – 40 độ F (tương đương 2 độ C – 4 độ C).

Nhiệt độ ngăn đông: 5 độ F (~-15 độ C).

Đối ngăn mát: Đặt 1 nhiệt kế trong 1 ly nước ở trung tâm tủ lạnh, kiểm tra sau trong 24 giờ.

Đối ngăn đông: Đặt 1 nhiệt kế giữa các thực phẩm đông lạnh, kiểm tra sau 24 giờ.

7. Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

Cửa tủ lạnh - mặt cửa phía bên trong, thường được gắn lớp viền đệm, giúp cho nhiệt độ bên trong tủ lạnh không bị rò rỉ ra bên ngoài khi đóng cửa.

Nếu đệm cửa bị cong hoặc rách, thì hơi khí lạnh (bên trong tủ) sẽ thoát ra bên ngoài. Cùng lúc đó, không khí ở nhiệt độ phòng (bên ngoài tủ) dễ dàng len lỏi vào bên trong tủ. Vì thế, tủ lạnh sẽ phải sử dụng năng lượng nhiều hơn để điều hòa nhiệt độ lại.



Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên


Do đó, khi phát hiện đệm cửa tủ có vấn đề, bạn hãy nhanh chóng thay thế chúng!

8. Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Bạn vô tình đặt thức ăn nóng, thậm chí là nồi thịt hầm còn nóng, vào bên trong tủ lạnh khi vừa mới nấu xong. Tất cả hơi nóng của thức ăn sẽ tỏa ra, làm ấm không khí bên trong tủ lạnh.


Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Lúc đó, máy nén của tủ lạnh sẽ phải sử dụng nhiều điện năng hơn, hoạt động nhiều hơn để làm mát lại không khí bên trong tủ. Như vậy, bạn khó lòng tiết kiệm được điện năng khi sử dụng tủ lạnh.

9. Tắt tính năng làm đá tự động

Nếu để chế độ làm đá tự động thì tủ lạnh sẽ ngốn nhiều điện năng hơn. Vì vậy, hãy tắt tính năng này khi không sử dụng hoặc đã có nhiều đá trong hộp.



Tắt tính năng làm đá tự động


10. Tránh xa nguồn nhiệt

Hãy cố gắng không để tủ lạnh của bạn gần lò nướng hay những thiết bị tỏa nhiệt, nhất là dưới ánh sáng mặt trời. Bởi vì, những yếu tố đó sẽ làm ấm tủ lạnh nhà bạn, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động hiệu quả của máy nén tủ lạnh.


Tránh xa nguồn nhiệt

Bố trí tủ lạnh tránh xa thiết bị điện phát ra nhiệt và ánh sáng mặt trời.

Một số lưu ý khi sử dụng 
Bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

✦ Rửa sạch thực phẩm trước khi cho vào các ngăn của tủ lạnh. Việc này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và lây nhiễm chéo với các nhóm thực phẩm bên trong tủ.

✦ Phải lấy thực phẩm ra khỏi tủ trước khi chúng bị hư hỏng, hay hết hạn sử dụng. Tránh để thực phẩm ôi thiu lâu ngày bên trong tủ, dễ hình thành các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe.

✦ Không để các thực phẩm nặng mùi vào trong tủ, sẽ gây tình trạng đồ ăn bị ám mùi lẫn nhau.

Vệ sinh bên ngoài tủ: bạn cần lau chùi và vệ sinh mặt ngoài tủ lạnh, cánh cửa của tủ thường xuyên, tránh các vết dầu mỡ, vết bẩn bám lâu ngày sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh sau này. Dùng khăn ẩm kết hợp các nước tẩy rửa phù hợp để làm sạch bên ngoài tủ lạnh ít nhất một tuần một lần.

 
Vệ sinh bên ngoài tủ


💦Việc sử dụng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp tủ lạnh được bền hơn, tiết kiệm điện hơn và thực phẩm cũng sẽ tươi lâu hơn. Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để ngăn không cho vi khuẩn hình thành, cũng như không khiến tủ lạnh bị bốc mùi hôi nhé!


💥💥💥Hi vọng những bí quyết mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc dùng tủ lạnh. Đừng quên theo dõi chuyên mục Học Nghề.ORG  trong Mẹo vặt hay để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!👻

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Đọc tiếp: